Thối cành

Giới thiệu chung

Bệnh thối cành thanh long là bệnh phổ biến ở các vùng trồng thanh long trên thế giới và ở nước ta. Bệnh được ghi nhận do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên chưa có nhiều tài liệu chính thống công bố tên vi khuẩn gây bệnh. Tác giả Masanto Masyahit và CTV (2009) xác định vi khuẩn Enterobacter cloacae gây bệnh thối cành thanh long ở Malaysia. Một số tác giả khác cho rằng sự kết hợp của vi khuẩn Xanthomonas campestris và Erwinia caratovora gây ra. Ở vùng thanh long tại Bình Thuận, Long và Tiền Giang bệnh thường được ghi nhận gây hại nặng hơn trong mùa mưa.

1.1 Triệu chứng  

Triệu chứng trên đồng ruộng thường được biểu hiện ở hai dạng chính là thối đầu cành và đốm thối mềm trên bản cành.

Triệu chứng thối đầu cành: Trên đầu cành ban đầu xuất hiện các đốm nhỏ dạng thấm nước, sau đó lan dần vào bên trong của cành. Vết bệnh thường có mầu vàng nhạt, sau chuyển thành mầu nâu vàng. Ranh giới phần bệnh và phần khỏe  không rõ ràng. Điều kiện trời nắng và khô phần bị bệnh khô dần. Điều kiện trời ẩm thì và mưa nhiều phần bị bệnh bị thối mềm. Nhiều khi vết bệnh kéo dài tới 30 cm từ đầu cành trở vào phía bên trong của cành. 

Cành thanh long bị thối do vi khuẩn gây ra

Trên bản cành, ban đầu xuất hiện các vết đốm mầu vàng thấm nước và lan rộng nhanh trên bản cành. Vếtt bệnh lan rộng thì trung tâm vết bệnh chuyển mầu nâu, bên ngoài có quầng rộng mầu vàng nhạt. Ranh giới vết bệnh và phần khỏe không rõ ràng. Điều kiện ẩm và mưa nhiều bệnh gây thối và gây hiện tượng thủng bản cành ở phần bị bệnh.

Vi khuẩn Erwinia xâm nhiễm trên vết bệnh thán thư gây thối và thủng cành thanh long

Trên quả thanh long, bệnh ban đầu là vết đốm thấm nước, hơi lõm xuống của phần vỏ quả. Sau đó phần bị bệnh chuyển mầu nâu và thối nhũn.

Người ta cũng thường quan sát thấy triệu chứng bệnh thối cành trên vết bệnh thán thư trong mùa mưa. Sự kết hợp này gây thiệt hại nặng hơn cho sinh trưởng và phát triển của cây thanh long.

Quả thanh long bị bệnh thối vi khuẩn

1.2 Nguyên nhân 

Đến nay chưa có nhiều tài liệu chính thống công bố xác định tác nhân gây bệnh thối cành thanh long trên thế giới và ở nước ta. Tác giả Masanto Masyahit và CTV (2009)  xác định vi khuẩn Enterobacter cloacae gây bệnh thối cành thanh long ở Malaysia được đăng trên tạp chí quốc tế về nông nghiệp và sinh học (International Journal of Agriculture & Biology – 09-137/STS/2009). Tác giả Nguyễn Văn Hòa (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) trong hội thảo quốc tế “Thách thức và triển vọng về sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu thanh long ” tại Malaysia 2008 thông báo bệnh do vi khuẩn Erwinia sp. và Xanthomonas campestris gây ra ở Việt Nam.

Enterobacter cloacae là vi khuẩn thuộc chi  Enterobacter, bộ vi khuẩn Enterobacteriales, họ Enterobacteriaceae. Vi khuẩn này nhuộm gram âm, thuộc nhóm vi khuẩn kỵ khí (yếm khí), hình trụ tròn ở hai đầu. kích thước 0,3 –0,6 X 0,8 – 2 µm.

Vi khuẩn Erwinia cũng là một vi khuẩn thuộc chi  Enterobacter, trong bộ vi khuẩn Enterobacteriales, họ Enterobacteriaceae. Vi khuẩn này cũng gây hại thực vật, nhuộm gram âm, thuộc nhóm vi khuẩn yếm khí, hình trụ tròn ở hai đầu. kích thước 0,4 –1 X 1 – 3 µm. Vi khuẩn thường có từ 2 – 7 lông roi ở xung quanh.

Vi khuẩn Xanthomonas campestris vi khuẩn thuộc chi  Xanthomonas, bộ vi khuẩn Xanthonadales, họ Xanthomonadaceae. Vi khuẩn này nhuộm gram âm, thuộc nhóm vi khuẩn hảo khí, dạng  hình gậy, kích thước 0,4 – 1  X 1,2  – 3 µm.

Vi khuẩn Enterobacter Vi khuẩn Erwinia

 

Vi khuẩn Xanthomonas campestris

1.3 Phát sinh gây hại 

Bệnh gây hại quanh năm, nhưng trong mùa mưa bão, thời tiết nóng và ẩm độ không khí cao bệnh thường nặng hơn.

Vườn thanh long bón nhiều phân đạm và không cân đối với lân và ka ly bệnh thường nặng hơn.

Biện pháp canh tác

Cắt bỏ cành bệnh khi phát hiện cành bị bệnh trong vườn.

Hạn chế đốn tỉa, thu hoạch khi trời mưa.

Thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bệnh.

Biện pháp thuốc BVTV

Phun các thuốc gốc đồng sau mỗi lần tỉa cành, sau khi thu hoạch.

Phun thuốc gốc đồng, gốc kháng sinh… khi phát hiện bệnh trên đồng ruộng.

Tài liệu tham khảo