Thối rễ, nứt thân

Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng.

Triệu chứng bệnh biểu hiện trên tất cả các bộ phận của cây. Rễ bị bệnh thường có màu đen, trời mưa nhiều vỏ rễ bị thối. Khi bộ rễ bị hại, các lá trên cây chuyển màu vàng rồi khô. Cuối cùng cây bị chết và người ta gọi là bệnh “chết rũ”. Trên đồng ruộng khi một phần bộ rễ của cây bị bệnh thì phần lá của  tán cây cùng hướng cũng bị chuyển vàng và bị rụng.

Triệu chứng vàng lá và chết cây Cây sầu riêng bị chết

Trên thân, cành của cây bị bệnh thường xuất hiện triệu chứng nứt thân, cành và đôi khi đi kèm triệu chứng “xì mủ”. Cành cây bị bệnh nặng làm cho cành bị chết khô.

Triệu chứng nứt thân Quả sầu riêng bị thối

Trên hoa và cuống hoa, ban đầu xuất hiện các đốm màu thấm nước,sau chuyển thành màu đen.trời ẩm gây thối ướt và rụng hoa, tỷ lệ quả đậu giảm. Triệu chứng này thường gặp ở những vùng, vườn điều khiển ra hoa trái vụ trong mùa mưa.

Trên quả ban đầu vết bệnh là các đốm hay quầng màu đen, rồi lan rộng và ăn sâu vàu thịt quả. Quả bị bệnh sớm thì rụng ở trên vườn,quả bị bệnh nhẹ hơn vẫn có thể chín và cho thu hoạch. Nhưng những quả này sẽ bị thối trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

1.2 Nguyên nhân.

Bệnh do nấm Phytophthora palmivora var.palmivora gây ra. Nấm gây bệnh tồn tại trong đất. Bào tử nang (bào tử bọc) có hình quả chanh hơi dài,kích thước từ 40 -  60  x 25 - 35 μm. Bào tử bọc sản sinh nhiều du động bào tử và lây lan theo nước (xem minh hoa ở bệnh chết nhanh hồ tiêu), vì thế người ta còn gọi là nấm “thủy sinh”. Nguồn bệnh tồn tại trong đất, tàn dư cây bệnh dưới dạng bào tử vách dày (Clamydospores). Khi gặp điều kiện thuận lợi bào tử vách dày nảy mầm và bắt đầu một chu trình gây bệnh mới.

Bào tử bọc nấm Phytophthora palmivora Sợi nấm Phytophthora palmivora

1.3 Phát sinh gây hại.

Nấm tồn tại trong đất, lây lan theo đất và hỗn hợp làm bầu của cây giống, theo nước mưa và cả nguồn nước tưới bị bệnh.

Mùa mưa ở các tỉnh phía Nam bệnh gây hại nặng hơn,nhưng thông thường người ta ghi nhận triệu chứng gây hại của bệnh quanh năm. 

Những vườn sầu riêng thoát nước kém bệnh cũng nặng hơn. Vườn tạp và vườn cây lâu năm không được đốn tỉa, thiếu ánh sáng bệnh cũng gây hại phổ biến hơn.

Ngoài gây hại trên sầu riêng, người ta cũng ghi nhận nấm này  gây bệnh cho nhiều loại cây trồng khác như: dứa, hồ tiêu, điều, mít, dừa, bơ, xoài, ca cao… 

Biện pháp canh tác

Tăng cường công tác kiểm dịch thực vật để không cho nguồn bệnh từ vùng có bệnh lây lan sang vùng trồng sầu riêng chưa bị bệnh, nhất là trên cây giống.

Trồng mới bằng các giống sạch bệnh (kể cả bầu và hỗn hợp làm bầu sạch nguồn bệnh). Sử dụng gốc ghép chống bệnh với cây giống nhân giống bằng phương pháp ghép.

Xây dựng hệ thống thoát nước trên vườn, phá bỏ những bồn chứa nước tưới trong mùa khô khi mùa mưa tới.

Đốn bỏ những cành bị bệnh,tiến hành thu dọn tàn dư cây bệnh nhất là những quả bị bệnh rụng trong vườn và tiêu huỷ để giảm nguồn nấm gây bệnh cho chu kỳ sau. Không đi lại và di chuyển dụng cụ, đất đai từ vườn bị bệnh sang các khu vực chưa có bệnh.

Tiêm thuốc phòng chống bệnh trên sầu riêng ở Quảng Nam

 

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)