Thối trái

Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng

Bệnh thối trái chỉ là một phần tác hại của Phytophthora gây hại trên cây sầu riêng. Bệnh khởi đầu một vài vết nhỏ màu nâu đen trên trái, thường xuất hiện dọc theo chiều từ cuống trái sầu riêng trở xuống. Sau đó, phát triển thành các vết lõm lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, làm thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu. Trời ẩm thấp, trên vết bệnh hình thành những sợi nấm trắng. Bệnh làm trái nhỏ, chín sớm (chín háp hay chín ép). Bệnh nặng làm thối cả trái và lây lan sang những trái khác. Trên cây, trái bị bệnh rụng sớm và là nguồn bệnh tồn tại trong vườn. Bệnh có thể gây hại trong mọi giai đoạn của trái và cả trái sau thu hoạch. Cơm của trái bị bệnh chuyển từ mầu vàng tươi sang vàng xỉn đục và thối.

Ngoài gây bệnh trên trái, nấm con gây thối rễ, nứt thân cành, xì mủ trên thân, cành và phần gỗ tại  các vết bệnh chuyển mầu nâu đen. Trong điều kiện mưa ẩm, nấm xâm nhiễm vào chồi, lá non gây thối chồi và cháy lá. Cây bị nặng, bộ  rễ bị thối, cây không hút được nước và dinh dưỡng gây hiện tượng khô cành, chết ngọn, chết cây ở giai đoạn cuối mùa mưa và đầu mùa khô.

1.2 Nguyên nhân

Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Nấm tồn tại trong đất, lây lan theo nước vì vậy người ta còn gọi nấm này thuộc nhóm nấm “thủy sinh”.

1.3 Phát sinh gây hại 

Nấm bệnh tồn tại trong đất, lây lan qua cây cây giống bị bệnh, đất, nước, nông cụ, giầy dép từ vườn bị bệnh sang vườn khác… 

Bệnh thường gây hại nặng ở các vườn trồng dầy, những vườn kém thoát nước và đọng nước mưa…

Mùa mưa bệnh nặng hơn trong mùa khô.

Bệnh lây lan theo nước, những cây ở vùng đất trũng, cuối dốc thường dễ bị bệnh hơn. 

Vườn trồng xen với các cây như: hồ tiêu, ca cao, bơ…là ký chủ của nấm cũng thường dễ nhiễm bệnh hơn.

Bón nhiều phân hóa học, nhất là phân đạm và thiếu phân hữu cơ bệnh cũng phát sinh và gây hại phổ biến hơn.

Biện pháp canh tác

Thiết kế hệ thống thoát nước trên vườn.

Trồng bằng giống sạch bệnh bao gồm cây giống khỏe và hỗn hợp bầu không mang mầm bệnh.

Không trồng xen sầu riêng với các cây trồng là ký chủ của bệnh như: hồ tiêu, bơ, ca cao…

Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục (trộn với phân gà đã ủ mục, nấm đối kháng Trichoderma…)  cho cây sầu riêng vào đầu mùa mưa.

Hạn chế đốn tỉa, gây sát thương trong mùa mưa. Không thu hoạch trái khi trời đang mưa.

Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư bị bệnh nhất là các trái bị thối, đem ra khỏi vườn và tiêu hủy.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)