Bệnh chết cây con

Giới thiệu chung

Cây dưa hấu ở giai đoạn từ nảy mầm đến cây con thường gặp các hiện tượng hạt giống có thể thối trước khi nảy mầm; mầm cây có thể phân rã ngay khi mới hình thành; trụ mầm chết ngay sau khi lên khỏi mặt đất; sau khi vươn khỏi mặt đất, thân cây phía sát mặt đất thường có vết bệnh thâm đen làm cho cây con bị chết,…Hiện tượng này được gọi là “chết ẻo” hay “thắt cổ rễ - lở cổ rễ”. 

Hình 1. Hiện tượng chết ẻo cây con dưa hấu.

Hiện tượng trên được gây hại bởi tập đoàn nấm Pythium, Rhizoctonia solani, Fussarium, Phythopthora,… 1

Tập đoàn nấm này không chỉ gây hại cho dưa hấu và các loại cây trồng họ bầu bí, mà chúng còn có thể gây hại cho nhiều loại cây trồng và các loại cỏ dại khác. Chính vì phạm vi ký chủ rộng rãi và không có giống chống bệnh nên việc phòng trừ hiện tượng chết ẻo trên dưa hấu gặp nhiều khó khăn.

1.1 Triệu chứng

Hạt giống sau khi gieo (trực tiếp hoặc trong bầu) bị nấm bệnh xâm nhiễm thì trở nên mềm, nhão. Hạt giống chuyển sang mầu nâu sẫm và thối. Trong điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, những sợi nấm bao quanh hạt giống giữ lại trên bề mặt chúng một lớp đất. 2

Hình 2. Pythium gây thối mầm

Những hạt giống khỏe sau khi nảy mầm và hình thành trụ mầm nếu bị nhiễm bệnh thì trên trụ mầm xuất hiện vết thâm nâu và trở nên thối rữa khi bị nặng. Lá mầm teo lại. (Hình 3)

Hình 3. Triệu chứng do Pythium trên mầm

Trên phần thân sát mặt đất của cây con bị bệnh sẽ xuất hiện vết bệnh mọng nước, nhớt bao quanh. (Hình 4) Vết nhớt này tùy theo điều kiện thời tiết mà có thể phát triển lên phía trên. Trong điều kiện ẩm ướt thì vết bệnh bị thối. Tuy nhiên không có mùi đặc trưng. Nếu thời tiết không mưa, nắng thì chỗ bị bệnh co thắt, teo lại làm cho cây con nhanh chóng đổ rạp và chết trong vòng 24 - 48 giờ. (Hình 4, 5)

Trường hợp bệnh nhẹ, cây con vẫn sống, nhưng còi cọc.

Hình 4. Vết nhớt do Pythium trên cây con
Hình 5. Triệu chứng do Pythium trên cây con

Khi cây con bắt đầu phân lóng (đốt) thì cũng là lúc chấm dứt hiện tượng chết ẻo này. Nguyên nhân chủ yếu là lúc này trên thân cây hình thành các mô thứ cấp tạo thành một “hàng rào” bảo vệ và hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh.

1.2 Nguyên nhân

Pythium thường được coi là tác nhân chủ yếu gây ra hiện tượng chết ẻo này. Cùng đồng hành gây hại ở giai đoạn đầu này của dưa hấu người ta còn thấy có các nấm Rhizoctonia solani, Fussarium, Phythopthora, …  Khả năng gây hại của chúng phụ thuộc vào điều kiện độ ẩm đất, nhiệt độ, số lượng mầm bệnh có trong đất và tàn dư thực vật,…

1.3 Phát sinh gây hại

Pythium phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát, đất quá ẩm ướt và kém thoát nước tự nhiên hoặc là kết quả của tưới nước quá đẫm. Đây là điều rất cần thiết cho sự xâm nhiễm và lây lan của nó.

Nhiệt độ đất không thích hợp cho hạt giống nảy mầm, làm cho quá trình nảy mầm kéo dài tạo điều kiện cho nấm xâm nhiễm. Tùy theo từng chủng Pythium mà nhiệt độ đất có hay không ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của chúng. Một số loài Pythium có thể gây bệnh ở mức nhiệt độ thấp đến trung bình, trong khi những người khác đang hoạt động hầu hết ở mức nhiệt độ cao hơn. 3

Tình trạng sức khỏe cây con cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của Pythium. 

Pythium có thể tồn tại trong đất trong nhiều năm.

Pythium không phát tán trong không khí. Sự phát tán của nấm phụ thuộc vào phát tán đất bị nhiễm nấm trong quá trình làm đất, tàn dư thực vật và nước có bào tử nấm trong quá trình làm đất, tưới. 3

Động bào tử của Pythium được phát tán bởi nước. Những bào tử động có thể hình thành trong nước ở các đập và hồ chứa nước. Chúng là một trong những nguồn bệnh đầu tiên cho cây và lây lan bằng cách sử dụng nước bị nhiễm khuẩn như vậy trong vườn ươm, trên cánh đồng.3

Bào tử hậu và bào tử trứng được phát tán từ tàn dư thực vật và dụng cụ lao động, giày dép. Lây lan cũng được hỗ trợ bởi quá trình làm đất. Mật độ bào tử cao cộng với độ ẩm đất cũng tạo điều kiện cho Pythium lây lan. 3

Sâu non của Muỗi nấm - Fungus gnats (họ Mycetophilidae and Sciaridae) hay Ruồi bờ - Shore flies (họ Ephydridae) trong quá trình hại rễ cũng tạo điều kiện cho sự xâm nhiễm và gây hại của Pythium. 4

Hình 6. Fungus gnats Hình 7. Shore flies

Rhizoctonia solani cũng giống Pythium gây nên hiện tượng chết ẻo trong điều kiện độ ẩm cao. Tuy nhiên, Rhizoctonia đòi hỏi nhiệt độ đất cao hơn. Tại nhiệt độ khoảng 20oC thời gian ủ bệnh chỉ là 3 ngày và đây là khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự lây lan của bệnh.

R.solani phân bố ở lớp đất mặt (khoảng 2cm từ lớp đất mặt xuống). Nó tồn tại trong tàn dư cây chủ dưới dạng hạch, sợi nấm. Hạch nấm có thể tồn tại một thời gian khá dài trong đất. Vì không có sản xuất bào tử vô tính, không có nguy cơ lây nhờ gió hoặc bằng côn trùng nên các hạch nấm, sợi nấm trên tàn dư thực vật là nguồn bệnh chủ yếu trong tự nhiên.

Nấm thường gây hại bằng cách tấn công vào các bộ phận ở dưới thấp của cây: rễ, các lá ở sát mặt đất,…bằng cách xâm nhiễm trực tiếp hay qua các vết thương cơ giới.

Fusarium thường ưa thích phát triển trong môi trường đất có độ pH thấp (5 – 5.5). Chúng có thể tồn tại trong đất với thời gian dài dưới dạng bào tử hậu (bào tử có thành vách dày, mầu nâu, hình cầu hoặc không đều. Chúng có thể tự nảy mầm để hình thành sợi nấm mới).

Fusarium xâm nhiểm chủ yếu qua rễ. Triệu chứng đặc trưng là bó mạch của rễ có mầu đen sau chuyển sang nâu đỏ. Sau khi rễ chết, nấm hình thành bào tử trên bề mặt của rễ. Fusarium phát tán bởi nước, phân chuồng và các dụng cụ lao động, gió, con người và động vật chăn thả.

Nhiệt độ thấp tương đối, đất có độ ẩm cao vào đầu mùa thường là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Ngoài ra, các yếu tố như chế độ làm đất, chế độ luân canh, loại đất cũng tác động đến quá trình xâm nhiễm và lây lan của nấm.

Biện pháp canh tác

Thu dọn tàn dư thực vật kỹ càng sau mỗi vụ. 

Hạt giống nên mua ở những địa chỉ tin cậy, có uy tín.

Xử lý hạt giống, đất bầu cẩn thận trước khi gieo hạt. Loại bỏ kịp thời cây con có triệu chứng chết ẻo.

Cần thiết lên luống cao trước khi trồng. Không trồng cây vào những ngày có mưa hoặc đất quá ẩm.

Trên đồng ruộng xuất hiện cây bị bệnh thì ngừng tưới một thời gian ngắn. Không tưới quá đẫm vào giai đoạn đầu sinh trưởng (cây con) và chú ý không tưới vào chiều mát.

Bón N.P.K cân đối. 

Thực hiện chế độ luân canh.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)

D.A.M