Khô ngọn, thối trái

Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng

Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận trên cây xoài: rễ, thân, cành, chồi non, cuống hoa và quả. Tuy nhiên triệu chứng rõ ràng nhất thường được biểu hiện trên cành non  và quả xoài.

Trên cành non (đọt non) xuất hiện chảy gôm, có nhiều vết chảy gôm trên một cành non. Chẻ dọc cành bị bệnh, các mạch dẫn bên trong chuyển mầu nâu đen do sợi nấm ký sinh gây ra. Các lá chuyển mầu vàng, sau đó bị khô. Lá khô vẫn đính trên cành non. Bị bệnh nặng toàn bộ cành non bị khô và chết. Người ta thường gọi là bệnh khô cành non, các tỉnh phía Nam gọi là bệnh khô đọt. Trên thân và các cành cấp 2 cũng bị bệnh với triệu chứng chảy gôm (xì mủ). Thân, cành bị bệnh làm cho cây chậm phát triển hoặc gây hiện tượng rụng hoa, quả non…

Cành xoài bị bệnh khô ngọn do nấm Lasiodiplodia theobromaegây ra Nấm Lasiodiplodia theobromae gây chảy gôm trên cành non xoài

Trên quả xoài, nấm thường tấn công và xâm nhập từ cuống quả. Phần cuống quả chuyển mầu đen, sau đó lan dần vào thịt quả và gây thối phần thịt quả từ cuống quả vào bên trong quả. Dùng dao cắt lát quả sát với hạt xoài thường thấy các đường chỉ mầu đen do sợi nấm ký sinh gây ra.

Rễ xoài cũng bị bệnh, ban đầu rễ chính sát với cổ rễ chuyển mầu nâu đen. Trong vườn ươm cây bệnh có biểu hiện còi cọc, bệnh nặng có thể gây chết cây con. Tuy nhiên bệnh trên rễ ít được người sản xuất để ý tới trong vườn ươm cũng như vườn xoài kinh doanh.

Nấm Lasiodiplodia theobromae xâm nhiễm vào cuống quả và gây thối quả xoài Thối quả xoài do nấm Lasiodiplodia theobromaegây ra

1.2 Nguyên nhân

Bệnh do nấm Lasiodiplodia theobromae (Pat.) gây ra. Nấm này còn được biết đến với tên gọi khác là Diplodia natalensis

Nấm gây bệnh thuộc lớp nấm túi. Túi bào tử có kích thước  90-120 µm. Mỗi túi bào tử  thường chứa 8 bào tử túi. Bào tử túi có mầu nâu nhạt, một vách ngăn, hình ô van, kích thước  30-35 x 11-14 µm. 

Nấm này gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác nhau như: xoài, điều, cà phê, ca cao, lạc, vừng, cà chua… 

Nấm Lasiodiplodia trên xoài

1.3 Phát sinh gây hại

Bệnh lây lan, phát tán trên đồng ruộng qua cây giống.

Bào tử túi của nấm lây lan theo gió và nước mưa, nước tưới phun.

Bệnh phát sinh và gây hại thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao, nhất là trong mùa mưa.

Biện pháp canh tác

Sử dụng cây giống sạch bệnh.

Tiến hành tạo tán ngay trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để có tán cây thông thoáng.

Thăm đồng thường xuyên, cắt bỏ các cành bị bệnh, thu gom tàn dư, trái rụng trong vườn và tiêu hủy.

Thu hoạch xoài vào trời nắng, khô để hạn chế lây nhiễm bệnh trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)