Phấn trắng

Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng

Bệnh gây hại trên hầu hết các bộ phận trên mặt đất của cây bao gồm: Thân, cành non,lá, hoa và nụ hoa, nhưng chủ yếu vẫn là trên lá. Khi lá còn non bệnh làm cho lá mất độ bóng láng bình thường. Mặt trên của lá, phủ một lớp phấn màu trắng. Trời ẩm các lá này thối ướt, không khí khô làm cho lá quăn queo và rụng. 

Trên cành non, nhất là cành chuẩn bị ra hoa, xung quang cành bị một lớp phấn trắng bao phủ. Khi cành hoa bị bệnh nụ và hoa phát triển chậm và nhỏ. Đài hoa và lá bao hoa bị bệnh làm cho nụ hoa bị biến dạng hoặc không nở được. Khi trên cành hoa cả lá, cành, nụ hoa và hoa bị bệnh thì giá trị thương phẩm của cành hoa không còn.

Cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng thì cây phát triển kém làm giảm số lượng và chất lượng hoa. 

phan trang hoa hong nong duoc phan trang hoa hong nong duoc
Bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng Lá hoa hồng bị bệnh có một lớp phấn trắng bao phủ

1.2 Nguyên nhân 

Bệnh do nấm Sphaerotheca pannosa gây ra. Nấm Sphaerotheca thuộc lớp nấm túi Ascomycetes, họ Erysiphaceae. Sợi nấm phát triển trên bề mặt mô lá, cành hoa và nụ hoa. Từ các sợi nấm mọc ra các cành bào tử và trên đỉnh của mỗi cành bào tử hình thành từ 5 – 10 bào tử hình trứng theo chuỗi. Kích thước bào tử  14 – 25  x 25 - 37 μm.

Bào tử nấm lây lan theo gió, gặp điều kiện ẩm nhất là nước tụ do (nước mưa, nước tưới và nước hình thành do sương) bào tử nảy mầm và hình thành giác bám xâm nhập vào mô lá hình thành một chu trình gây bệnh mới.

Sợi nấm và bào tử nấm phấn trắng gây hại trên cây hoa hồng

1.3 Phát sinh gây hại

Nấm gây bệnh phát triển thích hợp trong điều kiện ẩm độ không khí trên 85%, nhiệt độ thuận lợi cho nấm phát triển từ 18 – 22 °C. Nhiệt độ cao trên 27 °C nấm  kém phát triển và chết khi nhiệt độ cao. Nói chung điều kiện ấm và ẩm thuận lợi cho nấm phát sinh và gây hại.

Sợi nấm tồn tại ngay trên lá, những cành bị bệnh, đây là nguồn bệnh chủ yếu để lây bệnh cho vụ sau. 

Trồng mật độ cao và bón nhiều phân đạm bệnh nặng hơn.

Hoa hồng trồng trong nhà màng, nhà kính thường bị bệnh nặng hơn do ẩm độ không khí cao.

Vùng núi, vùng núi đá có biên độ chệnh nhiệt độ cao, tạo điều kiện hình thành sương đêm bệnh thường nặng hơn.

Biện pháp canh tác

Tuyển chọn và trồng bằng giống kháng bệnh.

Lên luống cao ráo, thoát nước tốt, để không bị đọng nước mỗi khi có mưa hoặc tưới nhiều tạo ẩm thấp trong vườn.

Trồng đúng mật độ, không trồng quá dày để giảm độ ẩm mặt luống, cây và lá nhận được nhiều ánh sáng.

Làm cỏ thường xuyên để giảm ẩm độ trong vườn và hạn chế cạnh tranh phân bón với cây.

Trong nhà lưới, nhà kính cần chú ý làm sạch mái che để đảm bảo ánh sáng, tăng cường thông gió, giảm bớt nhiệt độ và độ ẩm. 

Thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa những cành già nằm khuất trong tán lá không có khả năng mọc cành hoa để tạo thông thoáng cho vườn.

Bón phân cân đối, hạn chế bón phân đạm. Tăng cường bón thêm phân Kali giúp cho cây có sức chống chịu với bệnh được tốt hơn. 

Thăm vườn thường xuyên, cắt bỏ những cành, lá mới bị bệnh và đem ra khỏi vườn rồi tiêu hủy, để hạn chế nguồn bệnh ban đầu trong vườn.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)