Bệnh loét

Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng

Bệnh gây hại trên thân, cành, quả và trên lá. Trên lá vết bệnh ban đầu là các đốm mầu vàng, sau đó lan rộng và có mầu vàng tươi. Vết bệnh già chuyển sang mầu nâu vàng, nổi gờ, xung quanh vết bệnh có quầng mầu vàng. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành từng đám. Thân non, cành lộc non  bị bệnh nặng gây rụng lá hoặc khô cành. Cây con trong giai đoạn kiến thiết cơ bản bị bệnh nặng thì cây còi cọc, chậm phát triển. Trên quả, vết bệnh ban đầu cũng giống như trên lá, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho quả chậm lớn, phát triển không đều. Bị bệnh nặng thì quả rụng sớm. Cây bị bệnh loét làm giảm năng suất, đặc biệt quả bị bệnh thì mẫu mã quả xấu và chất lượng quả bị giảm.

(Nguồn Internet)

1.2 Nguyên nhân

Bệnh loét do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri (Hasse 1915) Dye 1978 gây ra. Nhiệt độ thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển từ 20 - 30 o C. Vi khuẩn tồn tại trên tàn dư của lá, quả và thân cành bị bệnh. Chúng lây lan qua gió, nước mưa và các vết thương cơ giới. Vi khuẩn có khích thước 1,5 - 2,0  x 0,5 - 0,75 mm.

1.3 Phát sinh gây hại

Bệnh phát sinh và gây hại quanh năm. Mùa mưa bệnh gây hại nặng hơn mùa khô.

Trong vườn ươm để mật độ cây dầy và ẩm độ không khí cao trong nhà lưới thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại.

Cây non, cành non, lá non và quả non mẫn cảm với bệnh hơn so với cây có thân, cành, lá và quả đã thành thục. Vườn cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản mẫn cảm hơn với bệnh cần chú ý phòng chống bệnh để cây phát triển tốt.

Vườn sản xuất trồng mật độ dầy, ít tỉa cành tạo tán thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại.

Trong số chủng loại cây có múi, bưởi và cam thuộc nhóm Valencia thường bị bệnh nặng hơn so với quýt, cam sành và chanh.

Vườn bón nhiều phân đạm bệnh thường bị bệnh nặng hơn.

Tưới phun thường tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại nặng hơn so với tưới rãnh hoặc tưới nhỏ giọt.

Gần đây tại vùng trồng cây ăn quả có múi tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long xuất hiện loài sâu đục quả bưởi, đây là loài dịch hại mới gây lo ngại cho nông dân trồng bưởi tại vùng này.

Bệnh hại: Có rất nhiều bệnh hại hiện diện trên cây ăn quả có múi. Tuy nhiên một số bệnh được quan tâm gồm: Bệnh loét (Xanthomomas campestris pv. Citri; Bệnh ghẻ (Elsinoe fawcettii); Bệnh vàng lá Greening; Bệnh Tristeza; Bệnh thối gốc chảy nhựa (Phytophthora spp.); Bệnh lớp muội đen (Capnodium citri).

Biện pháp canh tác

Xây dựng hệ thống thoát nước trong vườn, đặc biệt thoát nước mưa đọng trong mùa mưa.

Thường xuyên giám sát vườn kể cả trong vườn ươm và vườn kinh doanh.

Khi phát hiện bệnh còn nhẹ, thu gom lá bị bệnh và tiêu huỷ.

Chú ý bón phân NPK cân đối.

Đốn tỉa và tạo tán định kỳ để tán cây thông thoáng.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)