Bệnh vàng lá Greening

Giới thiệu chung

Vườn cây bị bệnh Chặt bỏ cây bị bệnh nặng

Bệnh vàng lá greening còn có các tên gọi khác: bệnh greening, bệnh hoàng long, bệnh vàng lá gân xanh, bệnh vàng lá trầu… Đây là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất với tất cả các vùng trồng cây có múi tại chấu Á, châu Phi, nam Mỹ ( Mỹ , Braxin, Cu Ba…). Bệnh được tài liệu hóa lần đầu tiên ở Trung quốc  năm 1943 với tên gọi bệnh “Hoàng Long – (Huanglongbing –HLB) ”, ở Nam Phi năm 1947 với tên gọi bệnh “Greening”, năm 2005 ở bang Florida – Mỹ. Ở nước ta bệnh được mô tả lần đầu vào năm 1961, nhưng mãi đến những năm tám mươi của thế kỷ trước mới xác định được tác nhân gây bệnh cụ thể. Hiện nay bệnh hiện diện ở tất cả các vùng trồng cây có múi ở Việt Nam và là nguyên nhân chính hạn chế năng suất, chất lượng quả và rút ngắn chu kỳ kinh doanh của các vườn cây có múi.

1.1 Triệu chứng 

Bệnh gây hại trên tất cả các giống: cam, quýt, chanh, bưởi, v.v.... Mới đầu bệnh hại trên từng cành sau đó lan dần ra cả cây. Lá bị bệnh đầu tiên có mầu vàng loang lổ. Lá nhỏ lại và thường bị lệch tâm, bị bệnh nặng phần phiến lá bị vàng  nhưng gân lá còn xanh. Khi cây bị vi khuẩn xâm nhiễm và gây hại làm rõ nét hơn triệu chứng thiếu kẽm. Do vậy có địa phương gọi là bệnh vàng lá gân xanh. 

Quả bị bệnh nhỏ, chậm phát triển và cũng bị lệch tâm. Khi bổ quả bị bệnh thường thấy hạt bị lép. Quả từ cây bị bệnh khi chín thường loang lổ mầu xanh, vàng  xen kẽ, do vậy ở châu Phi gọi là bệnh Greening. Trong khi quả của các cây không bị bệnh có mầu vàng tươi đồng nhất khi chín.

Cây bị bệnh nặng thường thấy hiện tượng ra hoa trái vụ. Các cành lá vàng và khô dần cả cành, lá rụng  và cả cành dần dần bị khô đi.  

1.2 Nguyên nhân

Bệnh vàng lá greening do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra. Vi khuẩn gây bệnh nhuộm Gram âm. Vi khuẩn không có hình dạng cố định, có hai lớp màng: màng bên trong Cytoplasmic và màng ngoài vách tế bào. Vi khuẩn không nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo.

1.3 Phát sinh gây hại

Bệnh lây lan trên đồng ruộng thông qua rầy chổng cánh - Diaphorina citri Kuwayama ở chấu Á, châu Mỹ, Việt Nam và rầy chổng cánh - Trioza erytreae Del Guercio  truyền bệnh ở Nam Phi.

Bệnh cũng lây lan qua cành chiết, cành ghép, mắt ghép lấy từ cây bị bệnh.

Bệnh gây hại trên tất cả các giống cây có múi. Tuy nhiên bệnh thường gây hại nặng trên các giống quýt, cam Sành, giống cam thuộc nhóm Valencia như: cam Vân Du, cam Sông Con, cam  Xã Đoài, cam V2, CS1... Trên bưởi, quất và phật thủ bệnh thường nhẹ hơn so với cam và quýt nhẹ hơn.

Rầy chổng cánh môi giới truyền bệnh thường tập trung gây hại vào các đợt lộc trong năm. Vườn cây không được đốn, tỉa thường xuyên cũng là nới tập trung gây hại của rầy môi giới. Cây nguyệt quế là kí chủ trung gian ưa thích của rầy chổng cánh.

Biện pháp canh tác

Nhân giống sạch bệnh bằng hệ thống nhà lưới 3 cấp: nhà lưới lưu giữ cây đầu dòng, nhà lưới duy trì cây cung cấp mắt ghép và nhà lưới sản xuất cây giống sạch bệnh.

Đối với vườn trồng mới: trồng hàng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế xâm nhập và truyền bệnh của rầy môi giới và trồng mới bằng giống sạch bệnh.

Đối với các vườn khinh doanh: tiến hành tỉa cành, tạo tán để tạo sự thông thoáng trong tán cây và trong vườn, cắt bỏ cành có triệu chứng bị bệnh, chặt bỏ và thay thế các cây bị bệnh nặng để hạn chế lây lan của bệnh trong vườn.

Biện pháp thuốc BVTV

Đối với vườn nhân giống: phun thuốc trừ rầy nội hấp 2 – 4 ngày trước khi xuất vườn để hạn chế mật độ rầy môi giới ngay sau khi trồng trên đồng ruộng.

Thường xuyên theo dõi rầy chổng cánh vào các đợt lộc trong năm, phát hiện rầy chổng cánh, sử dụng các loại thuốc BVTV theo 4 đúng

(Liên hệ với chúng tôi)