Sâu đục thân hai chấm

Giới thiệu chung

Tên khoa học: Scirpophaga incertulas (Walker) (Lepidoptera: Pyralidae)

Tên Việt Nam khác: Sâu đục thân ngài hai chấm, sâu đục thân bướm hai chấm, sâu đục thân mình vàng, sâu tim mình vàng, sâu nách mình vàng.

1.1 Triệu chứng, mức độ hại

Cây lúa ở giai đoạn mạ hay đẻ nhánh bị sâu non tấn công gây hiện tượng dảnh héo. Cây lúa ở giai đoạn đòng già, sắp trỗ, mới trỗ bị hại gây hiện tượng bông bạc. Có thể gây giảm năng suất từ vài đến vài chục phần trăm, gây mất mùa trắng khi thành dịch.

Bông lúa bị hại

(Nguồn Internet)

1.2. Nhận dạng

Trứng hình bầu dục với chiều dài 0,8-0,9 mm. Ổ trứng hình bầu dục, lồi ở giữa, được phủ lớp lông vàng nhạt. Sâu non đẫy sức có thân dài 21-25 mm, màu trắng sữa và đầu màu nâu vàng. Nhộng dài 10-15,5 mm. Trưởng thành đực có thân dài 8-9 mm, sải cánh 18-22 mm và trưởng thành cái có thân dài 10-13 mm, sải cánh là 23-28 mm; giữa cánh trước ở cả con đực, con cái đều có một chấm đen. Cuối bụng con cái có chùm lông vàng nhạt

Trưởng thành Ổ trứng Sâu non mới nở Nhộng

(Nguồn Internet)

1.3. Sinh vật học

Trưởng thành vũ hoá ban đêm, bị ánh sáng đèn hấp dẫn mạnh, hoạt động mạnh từ 19-20 giờ (con cái) đến 23-1 giờ (con đực). Ban ngày trưởng thành ẩn nấp trong ruộng lúa, bay lên khi bị khua động. Trưởng thành cái thích đẻ ở ruộng lúa bón nhiều phân đạm, rậm rạp. Sâu non khi nở phá chất keo và lông phủ ổ trứng hoặc đục đáy ổ trứng để chui ra. Sâu non mới nở nhả tơ nhờ gió phát tán sang cây khác hoặc bò xuống dưới lá đục vào thân cây lúa. Sâu non đẫy sức hóa nhộng trong gốc thân cây lúa ở dưới mặt đất 1-2 cm. Trước khi hóa nhộng, sâu non đục sẵn một lỗ (chừa lớp biểu bì) ở thân cây lúa để trưởng thành chui ra khi vũ hóa.

Ở nhiệt độ 19-30oC, thời gian phát triển các pha trứng: 7-13 ngày, sâu non (5 tuổi): 25-39 ngày, nhộng: 8-16 ngày, thời gian trước đẻ trứng: 2-3 ngày. Cá thể không qua đông có thời gian vòng đời kéo dài 43-71 ngày. Mỗi trưởng thành cái đẻ 100-150 trứng.

Sâu đục thân lúa ngài hai chấm gây hại trên cây lúa, lúa dại (Oryza rufipogonO. nivaraO. latifoliaO. Glaberrima), cỏ Leptochloa panicoides.

Vòng đời của Sâu đục thân hai chấm

1.4. Sự phát sinh phát triển

Nhiệt độ 24-30oC và ẩm độ cao hơn 90% thuận lợi cho sâu đục thân lúa ngài hai chấm. Đêm có sương, không gió, vừa mưa xong, ẩm độ cao thích hợp cho trưởng thành giao phối. Lúa Xuân muộn thường bị hại nặng hơn lúa Xuân sớm và chính vụ; lúa mùa chính vụ bị hại nặng hơn lúa mùa sớm. Lúa nếp bị hại nặng hơn lúa tẻ. Giống lúa bông to, chịu phân tốt, bản lá rộng, xanh đậm có tỷ lệ bị hại cao hơn. Lúa bón nhiều phân có lá và thân mềm lướt, xanh đậm, rậm rạp bị hại nặng hơn.

Một năm có 6-7 lứa. Lứa 2 (tháng 5) và lứa 5 (tháng 9) là quan trọng nhất cần phòng trừ vì có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa.

Thiên địch phổ biến của sâu đục thân lúa ngài hai chấm ở nước ta gồm ong ký sinh trứng (Telenomus dignusTetrastichus schoenobiiTrichogramma japonicum), ký sinh sâu non (Amauromorpha accepta schoenobiiAmyosoma chinensisCotesia flavipesExoryza schoenobiiEriborus sinicusGoryphus basilarisMetoposisyrops pyralidisTemelucha philippinensisTropobracon schoenobii) và bắt mồi (Conocephalus bispinatus, nhện lớn),...

Biện pháp canh tác

Dọn sạch gốc rạ, cỏ dại, lúa chét là nơi tồn tại của sâu đục thân lúa ngài hai chấm.

Cày lật gốc rạ, ngâm nước ngay sau khi thu hoạch để tiêu diệt nguồn sâu non/nhộng trong rạ và gốc rạ.

Điều chỉnh thời vụ sao cho thời điểm đòng già đến trỗ thấp tho lệch với thời điểm xuất hiện rộ của trưởng thành sâu đục thân lúa ngài hai chấm.

Bón phân cân đối, không bón phân đạm muộn.

Bẫy đèn đồng loạt khi trưởng thành xuất hiện rộ, ngắt ổ trứng khi đẻ rộ.

Sử dụng giống kháng sâu đục thân lúa ngài hai chấm.

Biện pháp lợi dụng thiên địch

Bảo vệ thiên địch tự nhiên của sâu đục thân lúa ngài hai chấm.

Biện pháp thuốc BVTV

Sâu đục thân hại lúa có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác để phòng trừ hiệu quả nhưng trong giới hạn của Giải pháp này chúng tôi chỉ hướng dẫn sử dụng được một số loại thuốc.

STT

Giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Tình trạng dịch hại

Thuốc dùng

Nồng độ, 
lượng dùng

Phương pháp xử lý

Kết quả và cảnh báo

1

Đứng cái -

Làm đòng

Phun phòng, mật độ bướm đục thân cao

Goltoc 250EC

30ml/ 16L/ 360m2

1. Phun ướt đều mặt lá.

1. Tỷ lệ dảnh héo < 1%, phòng trừ sâu cuốn lá
2. Bộ lá xanh khỏe

Sacophos 550EC

22,5ml/ 16L/ 360m2

Daisuke 250EC

30ml/ 16L/ 360m2

2

Trỗ bông

Phun phòng

Goltoc 250EC

30ml/ 16L/ 240m2
(1,5 bình/ sào BB)

1. Phun ướt đều mặt lá. 
2. Phun lần 1 khi lúa thấp tho trỗ 3-5 %.
3. Phun lại lần 2 sau lần 1 từ 5 - 7 ngày khi lúa đã trỗ. 
(Chú ý: cần điều tra kỹ trước khi quyết định phun lần 2).

1. Lúa trỗ đều đẹp
2. Tỷ lệ bông bạc < 1%

Sacophos 550EC

22,5ml/ 16L/ 240m2
(1,5 bình/ sào BB)

Daisuke 250EC

30ml/ 16L/ 240m2
(1,5 bình/ sào BB)

Ghi chú:
Nếu các dịch hại xảy ra cùng lúc có thể kết hợp thuốc để giảm công phun.
Cùng với giải pháp này kính đề nghị quý khách căn cứ sự chỉ đạo của cơ quan BVTV địa phương để vận dụng tốt, đảm bảo hiệu quả cao với tiêu chí phòng là chính.