Héo đen đầu lá

Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng

Bệnh thường gây hại trên lá non. Lá cao su trước 10 ngày tuổi là giai đoạn mẫn cảm nhất. Vết bệnh ban đầu là các vết  đốm có màu nâu nhạt và ở trên đầu lá, nổi gờ lên bề mặt phiến lá. Xung quanh vết bệnh có quầng vàng, sau đó lan rộng tạo vùng thâm đen tại đầu của các lá đơn và gây rụng lá. Cuống lá cũng bị bệnh và có mầu thâm đen hình thành tầng rời và gây rụng cả lá kép. 

Bệnh cũng gây hại trên cành non và quả. Ban đầu vết bệnh có mầu nâu, hơi lõm xuống trên cành và quả. Xung quanh vết bệnh có viền gờ nổi lên, mặt vết bệnh hơi lõm xuống. bệnh gây hiện tượng khô cành và rụng lá. Trên quả bị bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau và gây hiện tượng khô quả non.

Bệnh héo đen đầu lá 

1.2 Nguyên nhân

Bệnh do nấm Collectotrichum gloeosporrioides gây ra. Nấm tồn tại trên tàn dư cây bệnh. Bào tử nấm không có vách ngăn, hình hạt gạo đến ô van, kích thước 10 - 15 x 2,5 - 3 μm. Người ta thường quan sát thấy các giọt dầu bên trong bào tử.

Nấm Collectotrichum gloeosporrioides

1.3 Phát sinh gây hại

Nấm gây bệnh tồn tại quanh năm trên vườn cao su. Bệnh gây hại chủ yếu ở vườn nhân giống, ương và thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ tối thích cho nấm phát triển là từ 25 – 30oC. Vùng trồng cao su thuộc miền đông Nam Bộ và Tây Nguyên bệnh gây hại phổ biến vào mùa mưa. 

Nấm gây bệnh héo đen đầu lá cao su cũng gây bệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau: ca cao, điều, cam chanh, sầu riêng, xoài, hồ tiêu….

Biện pháp canh tác

Hạn chế nhân giống và trồng các dòng cao su vô tính nhiễm bệnh nặng như: RRIM 600, GT 1, PB 260, RRIV 1, RRIV 3, RRIV 4…

Dọn sạch cỏ dại, thu gom tàn dư lá bệnh và vệ sinh vườn ươm cây giống, vườn trồng mới trong giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)