Giới thiệu chung
1.1 Triệu chứng
Bệnh gây hại trên cao su ở trong vườn ươm và vườn sản xuất, ở tất cả các bộ phận của cây như :lá già, lá bánh tẻ, lá non, chồi non, cành non…
Lá rụng khi cây bị bệnh nặng | Triệu chứng xương cá trên lá bị bệnh |
Triệu chứng dễ nhận thấy là các vết đốm tròn trên phiến lá, ở giữa có màu xám bạc được bao quanh bởi quầng màu vàng. Trên gân lá, dạng triệu chứng xương cá có chiều dài từ vài mm đến trên 1cm. Gân chính và gân phụ đều có thể bị nhiễm bệnh và chuyển màu đen. Cây bị bệnh nặng thì một phần hay toàn bộ bộ lá của cây chuyển sang màu vàng, lá bị rụng chỉ trong vòng 2 - 3 ngày, trên mặt đất phủ lớp lá rụng với các vết đốm trên mặt lá. Trên chồi và cuống lá xuất hiện vết nứt dọc theo cuống và chồi có dạng hình thoi, xì mủ và sau đó chuyển mầu đen.
Vườn cao su nhiễm bệnh sẽ bị rụng lá nhiều đợt gây chậm sinh trưởng và đôi khi chết cây ở vườn cao su kiến thiết cơ bản và giảm sản lượng đối với vườn cây khai thác, nhiều vườn phải ngưng cạo mủ hoàn toàn hoặc năng suất và chất lượng mủ thấp.
1.2 Nguyên nhân
Bệnh vàng rụng lá cao su do nấm Corynespora cassiicola (Berk.& M.A. Curtis) gây ra. Sợi nấm phân nhánh có vách ngăn. Cành bào tử thường sinh ra trực tiếp từ sợi nấm, cành bào tử đơn lẻ hay thành cụm, thẳng hoặc hơi cong, cành bào tử không màu hoặc có màu nâu nhạt.
Bào tử mọc đơn lẻ hoặc thành chuỗi. Bào tử hình gậy, một đầu to, một đầu thon dần, thẳng, hoặc hơi cong màu nâu nhạt có từ 1-17 vách ngăn . Kích thước bào tử trên môi trường PDA biến động từ 33,48 - 66,77µm × 2,8 – 7,5 µm.
Trong nhiều trường hợp người ta ghi nhận sự hiện diện của nấm gây bệnh thán thư do nấm Collectotrichum gloeosporrioides gây ra trên vết bệnh vàng rụng lá. Khi bị cả hai loại nấm gây hại hiện tượng rụng lá càng nhanh và nặng hơn.
Bào tử và cành bào tử nấm | Bào tử nấm |
1.3 Phát sinh gây hại
Ở nước ta, bệnh ghi nhận lần đầu vào tháng 8 năm 1999 tại trại Thực nghiệm cao su Lai Khê thuộc Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam. Năm 2010 bệnh vàng rụng lá đã phát sinh và gây hại khắp các vùng trồng cao su như: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai …với diện tích bị nhiễm bệnh lên tới 15.000 ha. Bệnh cũng gây hại trên cao su ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị …
Nhiệt độ thuận lợi cho nấm phát sinh và gây hại từ 25°C - 30°C . Ẩm độ không khí càng cao càng thuận lợi cho bệnh phát triển.
Ở các tỉnh Nam bộ, bệnh gây hại bắt đầu từ đầu mùa mưa tháng 5, 6 và đạt đỉnh cao vào tháng 9, 10, sau đó bệnh giảm dần.
Các tỉnh miền đông nam bộ, các giống RRIV 4, RRIV 2, RRIV 3 là các giống nhiễm, giống PB 260 nhiễm nhẹ. Các giống PB235, PB 255, ĐK4 là các giống kháng với bệnh vàng rụng lá.
Bệnh thường gây hại nặng hơn khi cây cao su từ 5 tuổi, đây là thời kỳ cao su bước vào khai thác, cây giao tán, tán cây cao, dụng cụ phun rải chưa đủ chiều cao để phòng chống bệnh ở phần trên cao của tán cây …
Nấm gây bệnh C. cassiicola gây hại trên 15 loại cây ký chủ khác nhau như: cà chua, dưa chuột, đu đủ, mướp đắng, cà tím; nhóm cây công nghiệp như đậu tương, sắn, hồ tiêu, cà phê…
Biện pháp canh tác
Trồng mới bằng các giống/ dòng cao su vô tính chống chịu với bệnh như: PB235, PB 255, ĐK4...
Thu gom lá rụng, sử lí tàn dư bằng nấm đối kháng Trichoderma và sử dụng như nguồn phân hữu cơ cho vườn cao su.
Biện pháp thuốc BVTV
Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.
(Liên hệ với chúng tôi)