Giới thiệu chung
1.1 Triệu chứng
Bệnh xâm nhập vào miệng cạo và lớp vỏ tái sinh tiếp giáp với miệng cạo. Sau đó, bệnh lan dần dọc theo mạch dẫn trên vỏ tái sinh, tạo thành các sọc nâu đen theo chiều thẳng đứng trên mặt cạo. Bị bệnh nặng, trên lớp vỏ tái sinh xuất hiện các dòng mủ rỉ ra có màu vàng kèm theo các sọc màu đen và bốc mùi hôi thối. Có thể một phần hay toàn bộ phần vỏ tái sinh của mặt cạo biến màu nâu đen, sần sùi và không thể tái sinh lớp vỏ cho chu kỳ khai thác tiếp theo.
Mặt cạo bị bệnh gây khô, nứt và không tái tạo vỏ | Mặt cạo bị bệnh với các sọc đen |
Trên miệng cạo thường xuất hiện các vết nứt, nấm xâm nhập theo mạch dẫn nhựa và ăn sâu vào phần vỏ phía dưới miệng cạo. Nấm gây hiện tượng xì mủ trên miệng cạo và gây khô vỏ rất khó khai thác mủ.
Ngoài mặt cạo và miệng cạo, người ta cũng ghi nhận triệu chứng nứt vỏ, xì mủ trên thân và cành cao su. Hiện tượng thối quả cao su cũng có cùng tác nhân gây bệnh loét sọc mặt cạo.
Mặt cạo bị phá hủy do bệnh loét sọc mặt cạo
1.2 Nguyên nhân
Bệnh do nấm Phytophthora palmivora, Phytophthora botryose, Phytophthora nicotianea… gây ra. Tuy nhiên nấm Phytophthora palmivora có tần xuất bắt gặp trên cao su nhiều hơn. Nấm Phytophthora gây bệnh trên cao su là một loài nấm tồn tại trong đất và trên tàn dư cây bị bệnh. Bào tử vách dày tồn tại rất lâu trong đất. Điều kiện thuận lợi đủ ẩm hay trong mùa mưa, bào tử vách dày nảy mầm, sợi nấm có thể ký sinh trực tiếp vào mô rễ .Bào tử vách dày nảy mầm, sản sinh ra bào tử bọc (Sporangium). Bào tử bọc sản sinh du động bào tử (Zoospore).
Du động bào tử theo nước theo nước mưa từ trên thân cây xâm nhiễm mặt cạo hoặc theo các giọt nước mưa bắn lên từ đất lên mặt vạo và gây bệnh. Du động bào tử cũng lây lan từ vườn này sang vườn kia qua nước chảy tràn trong mùa mưa.
1.3 Phát sinh gây hại
Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều. Bệnh được lây lan bằng động bào tử của nấm qua nước mưa, gió, công cụ canh tác trong vườn cao su...
Bệnh thường gây hại nặng hơn ở vườn bón thừa phân đạm .
Chế độ cạo quá dày, cạo phạm vào gỗ, khai thác mủ sau mưa khi cây còn ướt, cạo sát đất trong mùa mưa… cũng là một trong các điều kiện thuận lợi để bệnh xâm nhập.
Biện pháp canh tác
Hạn chế trồng mới bằng các dòng cao su vô tính bị nhiễm bệnh nặng như: RRIM 600, PB 310, PB 255, PR 255…
Thiết kế hệ thống thoát nước trên vườn, đảm bảo không để nước mưa đọng trên vườn.
Vệ sinh vườn, trừ cỏ dại, để tạo sự thông thoáng trong vườn cây, thu gom tàn dư nhất là quả bị thối rụng trên vườn và tiêu hủy.
Tăng cường sử dụng phân hữu cơ làm nền cho các vi sinh vật đối kháng tồn tại trong đất trồng cao su.
Dùng nhựa mềm che mặt cạo, không để nước mưa chảy thành dòng trên thân qua mặt cạo trong mùa mưa.
Che mặt cạo bằng nhựa mềm - giải pháp phòng bệnh hữu hiệ
Biện pháp thuốc BVTV
Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.
(Liên hệ với chúng tôi)