Phấn trắng

Giới thiệu chung

1.1 Triệu chứng

Bệnh gây hại chủ yêu trên các lá non dưới 2 tuần tuổi. Ban đầu trên lá xuất hiện các đốm phấn trắng ở mặt dưới lá. Các vết đốm có thể riêng lẻ hoặc liên kết với nhau tạo thành lớp bột phấn trắng trên lá. Lá non bị bệnh thường bị xoăn lại và rụng.

Lá già hay lá bánh tẻ cũng bị bệnh. Ở giai đoạn này lá chuyển màu xanh nhạt, các đốm bệnh phát triển và gây rụng lá. 

Khi một phần lá trên cây bị nhiễm bệnh và rụng, các lá non mới tiếp tục mọc ra sau 1- 2 tuần và tiếp tục bị bệnh và cây có thể bị chết ở các cành nhỏ. Cây bị bệnh nặng lá rụng trơ cành, không khai thác mủ được hoặc năng suất, chất lượng mủ thấp.

phan trang cao su nong duoc phan trang cao su nong duoc phan trang cao su nong duoc
Bệnh phấn trắng hại lá cao su Bệnh ở mắt dưới của lá Lá non bị bệnh rụng trên vườn

1.2 Nguyên nhân

Bệnh do nấm phấn trắng gây ra. Người ta thường biết đến nấm với tên gọi: Oidium heveae Steinm. Ngày nay với trợ giúp của kỹ thuật công nghệ sinh học phân tử, người ta đề xuất tên nấm gây bệnh phấn trắng trên cao su với tên gọi mới: Erysiphe quercicola  S.Takam & U.Braun.

Sợi nấm trắng trong, phát sáng, cành bào tử phân sinh mọc vuông góc với sợi nấm .Bào tử có dạng hình trứng, kích thước  26.1~45.1 μm×13.5~21.9μm. Bào tử nảy mầm nhờ nước tự do trên lá và hình thành giác bám xâm nhập vào mô lá và gây bệnh. 

phan trang cao su nong duoc phan trang cao su nong duoc
Bào tử hình trứng của nấm phấn trắng Bào tử nảy mầm và hình thành giác bám

1.3 Phát sinh gây hại

Bào tử nấm phấn trắng lây lan theo gió. Bào tử nấm bệnh tồn tại quanh năm trên cây cao su ở vườn kinh doanh, cây con trong vườn ươm, các chồi non mọc dưới tán cây già và khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ sinh sản ra các bào tử để phát triển và gây bệnh. 

Nhiệt độ thuận lợi cho nấm phát sinh gây hại 24 - 30°C . Ẩm độ không khí cao thuận lợi cho bệnh phát triển. biên độ nhiệt độ ngày/ đêm chênh lệch trên 10°C để hình thành điểm sương và nước tự do trên lá, chồi non thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại.

Thời tiết có sương mù cũng tạo điều kiện cho bệnh gây hại.

Ở các tỉnh vùng miền đông Nam Bộ, bệnh thường gây hại trên cao su từ tháng 2 – 5 trong vườn ươm cũng như vườn sản xuất.

Biện pháp canh tác

Quy hoạch trồng vành đai chắn gió cho lô cao su để hạn chế sự lây lan của bệnh.   

Vệ sinh lô cao su ngay khi cây bị bệnh và rụng lá, quét, thu gom tàn dư lá bị bệnh đưa đi chôn hoặc đốt.

Khi vườn cây đang khai thác mủ bị bệnh nặng phải tạm dừng khai thác hoặc chuyển sang chu kỳ cạo d/3 (3 ngày khai thác một lần).

Biện pháp thuốc BVTV

Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

(Liên hệ với chúng tôi)