Giới thiệu chung
Lem, lép hạt lúa là hội chứng rất thường gặp trên hạt sau khi lúa trổ bông. Bệnh có xu hướng phát triển ngày càng gia tăng, nhất là ở những vùng thâm canh và gieo cấy nhiều vụ lúa trong năm. Bệnh lem, lép hạt lúa không chỉ gây thiệt hại về năng suất mà còn gây giảm chất lượng hạt gạo, giá trị thương phẩm của lúa giống và lúa hàng hóa.
1.1 Triệu chứng
Triệu chứng bệnh là những vết đốm màu nâu, màu đen ở trên vỏ hạt. Kích thước vết bệnh không định hình, to nhỏ khác nhau. Các vết đốm có thể liên kết với nhau tạo thành những vết bẩn mầu đen hoăc nâu trên vỏ hạt vì thế người ta gọi là bệnh lem, lép hạt.
Hạt lúa bị bệnh thường lép, lửng nhiều dẫn đến năng suất và phẩm chất lúa gạo bị giảm. Hạt lúa bị bệnh sớm thường bị lép.
Bị bệnh muộn hơn thì làm cho hạt lúa bị lửng, hạt gạo bị biến mầu, giảm năng suất và chất lượng lúa gạo.
Trên ruộng bệnh phân bố không đều, nhiều khi chỉ một chòm trên ruộng bị bệnh. Nhưng cũng có nơi cả ruộng bị bệnh hoặc cả cánh đồng bị bệnh.
Trên bông lúa nhiều khi cả bông lúa bị bệnh, nhưng đôi khi chỉ một vài hạt bị bệnh.
Hạt bị bệnh sử dụng làm giống, cây con thường bị hiện tượng chết mầm, thối đen rễ mầm, các lá thường có các đốm mầu nâu, bệnh nặng cây mạ bị chết.
1.2 Nguyên nhân
Bệnh lem, lép hạt lúa chủ yếu một tập đoàn nấm gây bệnh cho cây lúa gây ra như: Nấm gây bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae),Nấm gây bệnh gạch nâu (Cercospra oryzae), Nấm gây bệnh lúa von (Fusarium moniliforme),Nấm gây bệnh nhám nâu (Curvularia spp.) Nấm gây bệnh thối bẹ lá đòng (Sarocladium oryzae)…. Đây những bệnh nấm gây hại phổ biến trên lá, bẹ của cây lúa ở tất cả các vùng trồng lúa.
Ngoài ra lúa trổ bông gặp lạnh ở các tỉnh phía Bắc hoặc gặp gió lào ở các tỉnh miền Trung cũng bị lem, lép hạt. Nhiều vùng đất bị phèn nặng cũng xuất hiện đốm nâu, đen, vết bẩn trên hạt. Bên cạnh bệnh lem, lép hạt trên cây lúa ở nước ta còn có bệnh thối hạt vi khuẩn với tên gọi bệnh “lép vàng” ở các tỉnh Nam bộ. Triệu chứng đốm đen trên hạt cũng còn do bọ xít chích hút ở giai đoạn hạt lúa ngậm sữa gây ra.
1.3 Phát sinh gây hại.
Nấm gây bệnh lem, lép hạt tồn lại và lây lan qua hạt.
Vụ lúa mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc và vụ lúa hè thu ở phía Nam có điều kiện thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều bệnh thường gây hại nặng hơn vụ Đông xuân.
Ruộng lúa bị các loại bệnh đốm nâu, gạch nâu trên lá, bệnh thối bẹ lá đòng… thường bị bệnh nặng hơn. Ruộng bón phân đạm nhiều và bón muộn, không cân đối với phân lân và kali bệnh cũng thường nặng hơn.
Ruộng bị mất nước ở giai đoạn lúa trổ bông đến chín làm gia tăng tác hại của bệnh.
Biện pháp canh tác
Điều chỉnh thời vụ để tránh lúa trổ gặp rét hoặc gió lào
Sử dụng hạt giống khoẻ, sạch bệnh để làm giống. Chọn ruộng ít bị bệnh để làm giống cho vụ sau.
Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng bằng nước muối 15% vớt sạch các hạt lép, lửng mang mầm bệnh truyền cho cây mạ.
Bón phân cân đối, tránh bón đạm quá cao, bón kết hợp NPK tập trung vào hai thời kỳ bón lót và bón thúc.
Giữ mực nước thường xuyên trên ruộng từ 3 – 5 Cm từ khi lúa trổ bông đến chín.
Quản lý tốt các bệnh hại ở giai đoạn trước trổ bông như: Bệnh đốm nâu, Bệnh gạch nâu, Bệnh lúa von, Bệnh thối bẹ lá đòng… và các loài bọ xít gây hại trên bông và hạt.
Biện pháp thuốc BVTV
Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.
(Liên hệ với chúng tôi)